Trùng tu nơi tưởng niệm cho một kẻ giết người hàng loạt?

ho chi minhDẫn nhập: Nhận được bài viết của cựu Thượng nghị sĩ Đức Eva Lengsfeld do BCH_Liên Hội NVTN tại CHLB Đức chuyển đến nhưng bận đi xa mới về nên hôm nay mới chuyển ngữ nhanh để giới thiệu đến đồng hương trong và ngoài nước Đức vì dự án (xin xem bài dịch phía dưới) liên quan đến người Việt tỵ nạn cộng sản nói chung.

Nhân tiện mạn phép giới thiệu sơ vài nét chính về tác giả bài viết: Bà Eva Lengsfeld sinh năm 1952 tại tiểu bang Thueringen (DDR cũ). Lengsfeld bắt đầu học Đại Học vào năm 1970 ngành lịch sử của phong trào công nhân tại Đại học Karl Marx ở Leipzig và từ năm 1972 học Triết học tại Đại học Humboldt Berlin.

Từ năm 1981, bà ta làm việc trong các nhóm đối lập khác nhau. Vào mùa thu năm 1981, bà thành lập nhóm hòa bình Pankow. Bà đã tích cực hoạt động trong nhóm tạm dịch là “những lá phiếu chống (Gegenstimmen)” và vào năm 1986 bà Lengsfeld điều khiển buổi nói chuyện nhân quyền đầu tiên trong cộng đồng Tin Lành Berlin-Friedrichsfelde. Năm 1987, bà là người đồng thành lập “nhà thờ từ bên dưới (Kirche von Unten) “. Bà cũng thường tới các thư viện môi trường trong các trung tâm cộng đồng của Giáo Hội Zion và tham gia vào các cuộc biểu tình ở đây. Trách nhiệm của bà ta bao gồm việc tổ chức một số sự kiện quan trọng của hòa bình và phong trào môi trường ở Đông Đức. Vào tháng Giêng năm 1988, bà đã bị bắt trên đường đến Liebknecht-Luxembourg tham dự biểu tình ở Đông Bá Linh. Sau khi bị giam giữ trong nhà tù tạm giam trung tâm Berlin-Hohenschoenhausen của MfS, bà bị kết án sáu tháng tù bởi Tòa án Quận Lichtenberg vì tội “cố gắng lắp ráp”. Luật sư của bà Wolfgang Schnur (lúc đó là cộng tác viên không chính thức của Stasi) đã đạt được sự đồng ý để trục xuất bà tới phương Tây, thay vì ngồi tù. Bà ta sang Cambridge ở Anh sống gần hai năm, nơi bà theo học Triết học tôn giáo tại Đại học St. John và tốt nghiệp chương trình “Thạc sĩ”. Ngày 09 tháng 11 năm 1989, ngày Bức tường Berlin sụp đổ, bà ta trở về lại Đông Đức vì lý do cá nhân.

Bà Eva Lengsfeld là một chính trị gia Đức, một nhà tranh đấu cho dân quyền và từng là cựu Thượng Nghị Sĩ Đức từ 1990 -2005. Từ 1990 – 1996 cho Buendnis 90/đảng Xanh và từ 1996 cho CDU, hiện là đảng viên của CDU.

                      http://www.thongtinducquoc.de/sites/default/files/images/Lengsfeld_600.jpg

Dưới đây là bài viết của bà Eva Lengsfeld nhân việc Đại sứ CSVN tại Đức vận động xây một khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại thành phố Moritzburg thuộc tiểu bang Sachsen ở phía Đông  (DDR cũ).

Sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc là một việc làm tốt, nhưng đồng thời người ta đừng bao giờ quên rằng, mình đang thương lượng với ai và đang giao thiệp (quan hệ) với chế độ nào. Trong một chuyện cụ thể mới đây tại Sachsen (tiểu bang ở phía Đông, DDR cũ) điều đáng tiếc này đã xẩy ra trong trường hợp tân đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hùng và chương trình cộng tác Đức-Việt. Vì người ta hiển nhiên đang muốn xây cất mới lại một nơi hồi tưởng DDR – Cộng Hòa Dân Chủ Đức với sự tài trợ của nhà cầm quyền Việt Nam, nhằm ảnh hưởng một chiều lên lịch sử. Bên cạnh việc nhớ lại chương trình đào tạo những trẻ em Việt Nam tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (CHDCĐ, DDR cũ) người ta thần tượng hóa với phương tiện dân chủ hình ảnh một KẺ DIỆT CHỦNG một cách hoàn toàn thiếu phán đoán (nếu chương trình này được thực hiện như dự định).

Và câu chuyện như sau mà người ta có thể đọc nó trong tờ báoSaechsische Zeitung (SZ):

„Gần như kính cẩn“, ông Sven Goerner viết như thế trong tờ SZ ngày 19.5, ông đại sứ cầm trên tay một tấm bia rỉ đồng, nhắc lại một sự kiện cách đây gần 70 năm. Mùa hè năm 1957 Hồ Chí Minh (sau này trở thành Chủ tịch miền Bắc Việt Nam) đã đến Moritzburg gần thành phố Dresden, thăm những thiếu nhi Việt Nam sống trong ký túc xá Kaethe-Kollwitz – bây giờ lần nữa trở thành cơ quan từ thiện của giáo hội Tin Lành (Diakonenhaus) – đang được huấn luyện tại DDR lúc bấy giờ. Nhiều trẻ em trong số này về sau đã trở thành cán bộ cộng sản cao cấp tại quê hương của họ. Trong những thập niên qua thỉnh thoảng người Việt Nam lại đến thăm địa điểm này; họ tự gọi họ là người của Moritzburg („Moritzburger“). Vào thời đại CHDCĐ (DDR) một tấm bảng nhắc nhở đến cuộc viếng thăm của „Bác Hồ“, mà cho tới nay vẫn còn gọi kẻ độc tài này một cách „trìu mến“ như thế, theo lời quả quyết của tờ báo Saechsische Zeitung. Sau khi nước Đức thống nhất „nơi tưởng niệm“ này đã bị chìm vào quên lãng. Một đặc điểm của Moritzburg là thời gian gần đây người ta có những nỗ lực “tạo dáng” để làm cho nơi này trở nên thu hút hơn.

Trong chiều hướng quan hệ Đức-Việt những nỗ lực này rõ ràng đã nhận được sự giúp đỡ có khối lượng lớn. Tân đại sứ Việt Nam và những thương gia nhà nước Việt Nam đã tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ. Rõ ràng là chính khách địa phương và ông dân biểu quốc hội liên bang Đức, Andreas Laemmel (đảng CDU, Liên minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo), cũng ủng hộ dự định này. Một điều mà người ta rõ ràng hoàn toàn coi thường là Moritzburg, nơi nhiều du khách ghé thăm, rốt cuộc sẽ bị áp đặt hình ảnh của một tay DIỆT CHỦNG được vẽ vời thành „Bác Hồ“ dịu dàng, như đã từng áp dụng trong thời cộng sản Đông Đức (DDR), và hiện nay là tiêu chuẩn trong guồng máy tuyên truyền của nhà nước Việt Nam, mà phải dùng bạo lực đạt cho bằng được.

– Nhưng Hồ Chí Minh là ai?

                ho chi minh

Hồ Chí Minh (đồng tác giả cuốn hướng dẫn về những cuộc nổi dậy của Cộng Sản, được phổ biến năm 1928 tại Moskau, xuất bản tại Zuerich / Thụy-Sĩ) chịu trách nhiệm chính cho những tội phạm dã man do quân đội giải phóng của ông ta gây ra, cũng như những cuộc đàn áp người khác chính kiến tại Việt Nam. Những trại giam Việt Nam tàn ác không thua những trại tù nguyên thủy ở Gulag. Cho tới nay những người khác chính kiến vẫn tiếp tục bị cầm tù. Những đồng nghiệp cùng đảng của Laemmel đã bênh vực để đòi trả tự do những Blogger đang bị giam cầm ở Việt Nam.

Phóng viên chiến trường Uwe-Siemon Netto là nhân chứng sống trong cuộc chiếm đóng thành phố Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, đã phác hoạ một bức tranh về chính sách tàn sát của lực lượng „Bác Hồ“:

Khi đoàn xe nhà binh của ông Netto vào đến thành phố đã bị Việt Cộng chiếm đóng, các xe phải ngừng lại nhiều lần vì hàng trăm xác người nằm trên các con đường. Nhìn vào các vết thương người ta nhận ra rõ ràng, họ là nạn nhân của một cuộc tàn sát tập thể ngay tại chỗ; đa số là phụ nữ và thiếu nhi mặc áo lễ chuẩn bị chào đón Tết Nguyên Đán. Như ngay sau đó người ta nhận ra rằng những nạn nhân bị bắn chết còn có „phúc“, vì nhiều nạn nhân khác đã bị chôn sống. Siemon Netto đã thấy bên rìa một mồ chôn tập thể những móng tay mới sơn chồi ra khỏi mặt đất.

              hue massacra

Mặc dầu vô cùng tàn ác Việt Cộng vẫn không chiến thắng về mặt quân sự. Làm thế nào để những kẻ thất bại về quân sự cuối cùng lại là kẻ chiến thắng, và toàn nước Việt Nam bị thống nhất dưới cái roi của cộng sản?.

Đó là chiến thắng của sự tuyên truyền mà họ đã đạt được nhờ những người bên Tây Phương sẵn lòng giúp đỡ. Đây là chiến tranh đầu tiên được thắng không vì lý do quân sự mà được quyết định bởi mặt trận truyền thông.

Những trí thức Tây Phương như John Kenneth Galbraith, Jean Paul Sartre hay người Tây Đức tuyên truyền cho Việt Cộng là Erich Wulff, – năm 1968 đã không gia nhập đảng Cộng Sản Đức để khỏi mất việc tại trường đại học Hannover -, đã tạo ảnh hưởng quyết định lên công luận, trong đó họ đã làm lơ một cách mù quáng những tội ác của cộng sản, và mang những tội ác của Mỹ (dĩ nhiên cũng có) vào trung tâm dư luận, nhưng lại không dẫn chứng rằng, đây không phải là nguyên tắc của Mỹ, nhưng là những sự vi phạm của họ.

Mặt trận truyền thông vẫn tiếp diễn cho tới ngày hôm nay. Trong Wikipedia của Đức người ta không tìm thấy một chữ nào về những tội ác của Việt Cộng, nhưng lại có một chỉ dẫn về những sinh viên vào năm 1968 xuống đường cùng hô: Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh, và nâng cao bức hình của kẻ đại sát nhân như Pol Pot và Mao.

– Kế hoạch gì đang được dự tính ở Moritzburg ?

Hậu quả sau cùng là sẽ biến thành một nơi tuyên truyền mới ở Moritzburg. Huy hiệu DDR dự tính sẽ lại được treo lên; những bức hình kỷ niệm về viện đào tạo thiếu nhi đã được ông thị trưởng lấy ra từ kho lưu trữ và trao cho Diakonenhaus. Những hình ảnh này sẽ được triển lãm. Người ta không đọc và nghe thấy những nhận định có tính cách phê phán. Nhưng ngược lại „vương miện“ của kế hoạch này là sáng kiến „tuyệt vời“ của một nhà tài trợ giàu kếch xù từ Việt Nam: Những bức hình này nên được triển lãm trong một căn nhà nhỏ bằng gỗ theo kiến trúc Việt Nam. Rốt cuộc là hồi đó „Bác Hồ“ cũng đã ở trong một túp lều bên cạnh dinh chính phủ, theo ý muốn như thế của Hồ Chí Minh. Nếu dự định này mà thật sự được thực hiện với nguồn tài trợ của nhà nước Việt Nam thì người ta có thể nói rằng đây là hình thức sùng kính những kẻ độc tài.

Và nếu dự án này được thực hiện nhanh, thì người ta có thể dùng ngày kỷ niệm 70 năm Hồ Chí Minh đến thăm Moritzburg là ngày khánh thành. Như thế đây sẽ là „màn“ trình diễn hoàn hảo do bộ máy tuyên truyền của nhà nước Việt Nam đưa ra. Cho tới bây giờ chưa có tiếng thét to công khai nào cả. Chỉ có một nhóm nhỏ những cựu thuyền nhân Việt Nam (Boat-People) chống lại vụ  „Skandal“ ( „scandal“ ) này.

Đây sẽ là một thử thách cho nền dân chủ của chúng ta, xem có làm nổi để ngăn chặn được dự án qua hình thức này hay không. Bởi vì điều này đi ra xa ngoài nguyện vọng đúng đắn của sự cảm thông lẫn nhau giữa hai dân tộc và hợp tác Đức-Việt.

# Ở đây bạn có thể hỗ trợ kiến nghị của các thuyền nhân:

https://www.change.org/p/bundestagsabgeorneter-andreas-l%C3%A4mmel-morit…

# Ở đây bạn có thể tìm hiểu về lịch sử thực sự của cuộc chiến tranh Việt Nam:

https://www.amazon.de/Duc-Deutsche-Vietnam-Falschen-siegten/dp/376552024…

* Vera Lengsfeld, Thu, 05/26/2016

* ©   Lê-Ngọc Châu chuyển ngữ_Nam Đức, 31. Mai 2016

********

Bản tiếng Đức:

Erneuerter Gedenkort für einen Massenmörder?

* Vera Lengsfeld Thu, 05/26/2016 – 21:06

                     http://www.thongtinducquoc.de/sites/default/files/images/Lengsfeld_600.jpg

Völkerverständigung ist eine gute Sache, aber man sollte dabei niemals vergessen, mit wem man verhandelt und mit welchen Regimen man es zu tun hat. In einem aktuellen Fall in Sachsen könnte dies leider im Falle des neuen Botschafter Vietnams Doan Xuan Hung und der deutsch-vietnamesischen Zusammenarbeit passiert sein. Denn offenbar wird ernsthaft erwogen einen DDR-Erinnerungsort mit staatsvietnamesischer Hilfe geschichtspolitisch einseitig neu aufzubauen. Neben der Erinnerung an die Ausbildung von vietnamesischen Kindern in der DDR würde hier, wenn es denn so umgesetzt werden würde, offenbar ein völlig unkritisches Bild eines Massenmörders demokratisch geadelt.

Und so geht die Geschichte, die man in der Sächsischen Zeitung nachlesen kann.

„Fast ehrfürchtig“, so schreibt Sven Görner in der SZ am 19. Mai, hielt der vietnamesische Botschafter eine Bronzetafel mit Patina in den Händen, die an ein Ereignis von vor fast 70 Jahren erinnert. Im Sommer 1957 weilte der spätere Präsident Nordvietnams Ho Chi Minh in Moritzburg bei Dresden zu Gast. Er besuchte vietnamesische Kinder, die im damaligen Käthe-Kollwitz- Heim, heute wieder das Diakonenhaus, lebten, um in der DDR ausgebildet zu werden. Viele dieser Kinder waren später hochrangige kommunistische Funktionäre in ihrer Heimat. In den vergangenen Jahrzehnten wurde der Ort immer mal wieder von Vietnamesen besucht, die sich selbst noch heute „Moritzburger“ nennen. Zu DDR-Zeiten erinnerte eine Tafel an den Besuch von „Onkel Ho“, wie der Diktator, so beteuert die SZ, auch heute noch „liebevoll“ genannt werde. Nach der Vereinigung geriet der „Gedenkort“ in Vergessenheit. Als Besonderheit in Moritzburg wurden in jüngerer Vergangenheit Schritte unternommen, den Ort attraktiver zu gestalten.

Im Zuge deutsch-vietnamesischer Kontakte erfuhren diese Bemühungen jüngst offenbar massive Unterstützung. Der neue vietnamesische Botschafter und staatsvietnamesische Unternehmer boten ihre Hilfe an. Unterstützung erfährt diese Idee offenbar von der lokalen Politik und dem CDU-Bundestagsabgeordneten Andreas Lämmel. Was dabei ganz offenbar völlig unterschätzt wird ist, dass Moritzburg, das von vielen Touristen besucht wird, im Endeffekt ein zum „Onkel Ho“ weich gezeichnetes Bild eines Massenmörders präsentiert bekommen wird, wie es zu DDR-Zeiten üblich war und in der modernen staatsvietnamesischen Propaganda weiterhin gewaltsam durchgesetzter Standard ist.

Doch wer war Ho Chi Minh?

                           http://www.thongtinducquoc.de/sites/default/files/images/11.jpg

Ho Chi Minh, Mitautor einer 1928 in Moskau erschienenen Anleitung für kommunistische Aufstände, als deren Erscheinungsort Zürich angegeben wurde, ist maßgeblich verantwortlich für die grausamen Verbrechen, die von seiner Befreiungsarmee an der südvietnamesischen Bevölkerung verübt wurden und für die Unterdrückung Andersdenkender in seinem Land. Die vietnamesischen Lager standen in ihrer Brutalität ihrem Urbild im Gulag nichts nach. Bis heute werden Andersdenkende in Vietnam weggesperrt. Fraktionskollegen von Lämmel haben Patenschaften für in Vietnam eingesperrte Blogger, für deren Entlassung sie sich einsetzen, übernommen.

Uwe Siemon-Netto, der als Kriegsberichterstatter die Einnahme der Kaiserstadt Hué während der Tet- Offensive 1968 als Zeuge miterlebte, zeichnet ein ungeschöntes Bild der Kriegsführung von ‚Onkel Ho’s Truppen:

Als sein Militärkonvoi die Stadt erreichte, die vom Vietcong erobert worden war, mussten die Fahrzeuge häufig halten, weil hunderte Leichen auf den Straßen lagen.

                http://www.thongtinducquoc.de/sites/default/files/images/hue%20massacra%20.jpg

An den Verletzungen war deutlich zu erkennen, dass es sich um Opfer von Massenerschießungen aus nächster Nähe handelte, überwiegend Frauen und Kinder, festlich gekleidet für das vietnamesische Neujahrsfest.

Wie sich bald darauf herausstellte, waren die Erschossenen noch glücklich dran gewesen. Viele Menschen waren lebendig begraben worden. Siemon-Netto sah am Rande eines Massengrabes frisch manikürte Finger aus dem Boden ragen.

Trotz aller Grausamkeit der Vietcong wurde der Krieg militärisch nicht von ihnen gewonnen. Wie kam es, dass die militärischen Verlierer am Ende die Sieger waren und Vietnam unter ihrer kommunistischen Knute vereinigt wurde?

Es war ein Sieg ihrer Propaganda, den sie mit ihren willigen Helfern im Westen erringen konnten. Es war der erste Krieg, der nicht militärisch, sondern an der Medienfront entschieden wurde.

Westliche Intellektuelle, wie John Kenneth Galbraith, Jean Paul Sartre oder der westdeutsche Vietcong-Propagandist Erich Wulff, der 1968 nur deshalb nicht der DKP beitrat, um seine Professur in Hannover nicht zu verlieren, beeinflussten maßgeblich die öffentliche Meinung, indem sie die kommunistischen Verbrechen blind ignorierten und die amerikanischen Gräuel, die es natürlich auch gegeben hat, in den Focus rückten, ohne darauf hinzuweisen, dass es sich nicht um ein amerikanisches Prinzip, sondern um dessen Verletzung handelte.

Die Propaganda wird bis heute fortgesetzt. In der deutschen Wikipedia findet man kein Wort über die Verbrechen des Vietcong, dafür einen Hinweis darauf, dass die Studenten 1968 mit Sprechchören wie Ho, Ho, Ho Chi Minh auf die Straße gingen und Bilder von Massenmördern wie Pol Pot und Mao in die Höhe hielten.

Was ist in Moritzburg geplant?

Nun würde in letzter Konsequenz in Moritzburg ein neuer Propagandaort entstehen. Die Wiederanbringung der DDR-Plakete ist geplant, Erinnerungsbilder an das Kinderausbildungsheim hat der Bürgermeister aus dem Archiv hervorgeholt und dem Diakoniehaus übergeben. Diese sollen gezeigt werden. Von einer kritischen Einordnung liest und hört man nichts. Aber zur Krönung haben die geldkräftigen Unterstützer aus Vietnam eine tolle Idee: ein „kleines Holzhaus im vietnamesischen Stil“ soll aufgestellt werden um z.B. die Fotos zu präsentieren. Schließlich hat der liebe Onkel in einer Hütte neben dem Regierungspalast campiert, so will es jedenfalls die Ho Chi Minh-Huldingungslegende. Wenn dies alles so mit staatsvietnamesischer Hilfe umgesetzt werden würde, kann man eigentlich nur von Diktatorenhuldigung reden.

Und möglichst schnell so auch gehen, dann könnte man den 70. Jahrestag des Besuchs von Ho Chi Ming in Moritzburg als Eröffnungstermin nutzen. Dies wäre so letztlich die perfekte staatsvietnamesische Propagandashow. Bislang bleibt ein öffentlicher Aufschrei aus. Lediglich die kleine Gruppe der ehemaligen vietnamesischen Boat-People wehrt sich gegen diesen Skandal.

Es wird eine Nagelprobe für unsere Demokratie sein, ob es gelingen wird, dieses Vorhaben in dieser Form zu verhindern. Denn dies geht weit über das richtige Anliegen der deutsch-vietnamesischen Völkerverständigung und Kooperation hinaus.

Vera Lengsfeld

Hier können sie die Petition der Boatpeople unterstützen:

https://www.change.org/p/bundestagsabgeorneter-andreas-l%C3%A4mmel-morit…

Hier können Sie sich über den wahren Verlauf des Vietnamkrieges informieren:

https://www.amazon.de/Duc-Deutsche-Vietnam-Falschen-siegten/dp/376552024…

Bài này đã được đăng trong Thế giới. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.